HỆ THỐNG CHUỖI NHA KHOA UY TÍN TOÀN QUỐC - TIÊU CHUẨN PHÁP hà nội hải phòng nghệ an đà nẵng TP HCM

Sưng mộng răng – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất

March 29, 2018

Sưng mộng răng là tình trạng thường gặp ở rất nhiều người. Không chỉ gây khó khăn cho ăn nhai mà đây còn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những bệnh lý răng miệng nguy hiểm khác nếu không điều trị kịp thời. Hãy cùng bài viết sau đây tìm hiểu kĩ hơn về bệnh và cách điều trị phù hợp nhất. 

1/ Sưng mộng răng – Nguyên nhân do đâu?

Sưng mộng răng là hiện tượng lợi đang phản ứng lại với những tác động của vi khuẩn do viêm nướu chân răng gây ra. Khi nướu có biểu hiện bị sưng đỏ, đau nhức và bị phồng lên thì tức là bên dưới nướu đã có một ổ viêm chân răng có mủ tấn công.

Nguyên nhân ban đầu xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc lười vệ sinh răng miệng. Từ đó, khiến cho mảng bám cao răng hình thành và gây ra các bệnh lý răng miệng, trong đó phổ biến là sưng mộng răng hàm.

Sưng mộng răng - Nguyên nhân & Cách chữa trị theo từng giai đoạn 5

Sưng mộng răng gây sưng đỏ, đau nhức kéo dài

Do các nguyên nhân gây sưng mộng răng, khi mới hình thành, chúng chỉ là lớp màng vi khuẩn mỏng, dính, không màu xuất hiện liên tục trên răng và nướu. Sau đó, qua thời gian những mảng bám đó phát triển, tạo thành lớp cao răng dày và chắc bám trên thân răng, dưới nướu và làm chúng bị tổn thương. Bệnh nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc vào mảng bám trên răng ít hay nhiều.

Trong một số trường hợp, mọc răng khôn hay cơ thể bị thiếu hụt lượng vitamin C cần thiết cũng sẽ gây ra tình trạng sưng mộng răng số 8.

2/ Sưng mộng răng nguy hiểm như thế nào và những triệu chứng đi kèm

Mức độ nguy hiểm của sưng mộng răng phụ thuộc vào từng giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn lại có những biểu hiện riêng, bạn cũng có thể dựa vào đó để làm dấu hiệu nhận biết bệnh. Thông thường, mức độ nguy hiểm của bệnh sẽ biểu hiện qua 3 giai đoạn sau:

+ Giai đoạn 1: Bệnh sẽ chỉ khiến răng lung lay nhẹ, sự phá hủy còn có khả năng phục hồi vì xương và mô liên kết có vai trò giữ răng chưa bị ảnh hưởng tới.

+ Giai đoạn 2: Bắt đầu hình thành các ổ viêm nặng, có mủ kèm theo. Nướu vùng chân răng bị tụt xuống nhiều và xuất hiện mùi hôi miệng rất khó chịu.

+ Giai đoạn 3: Bạn sẽ thấy phần má bị sưng to hơn, hàm cứng lại và không thể ăn nhai bình thường được. Sưng mộng răng lúc này đã trở nên cực kì nguy hiểm, dần dần sẽ là apxe, rồi biến chứng sang viêm xương, viêm mô tế bào tụ…. Do đó, nếu không được điều trị sẽ gây ảnh hưởng lớn cho răng miệng, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.

Sưng mộng răng - Nguyên nhân & Cách chữa trị theo từng giai đoạn 4

Những biến chứng thường gặp của bệnh sưng mộng răng 

✦✦✦ Cảnh báo: Bệnh sưng mộng răng có thể gây ra những biến chứng khó lường, đặc biệt nguy hiểm đối với người mang thai và cho con bú. Bệnh này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như thai nhi vì vậy nên việc chữa sưng mộng răng cho bà bầu là một việc hết sức cần thiết.

3. Cách chữa sưng mộng răng có mủ dứt điểm theo từng giai đoạn

Sưng mộng răng uống thuốc gì để điều trị triệt để nhất thì cần phải dựa vào tình trạng cụ thể, tức là phải xác định mức độ bệnh của mình ở giai đoạn nào.

♦ Khi bệnh ở giai đoạn 1 (hoặc mới chớm sang giai đoạn 2)

Trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ chỉ định để bệnh nhân sử dụng một số loại kháng sinh hoặc giảm đau, kết hợp với lấy cao răng và thực hiện vệ sinh răng miệng tại nhà. Có một số nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng để phối hợp điều trị trong trường hợp sưng mộng răng viêm nhiễm nặng:

+ Nhóm thuốc kháng sinh beta-lactam, macrolid…: có tác dụng diệt vi khuẩn trú ngụ ở nướu răng, thường được sử dụng trong điều trị viêm nướu răng.

+ Nhóm thuốc kháng viêm non-steroid (ibuprofen, acid mefenamic, diclophenac, meloxicam…) có tác dụng làm giảm các triệu chứng sưng, đỏ, đau của viêm nướu răng.

Sưng mộng răng - Nguyên nhân & Cách chữa trị theo từng giai đoạn 3

Việc sử dụng thuốc phải có sự tư vấn và giám sát của bác sĩ nha khoa

+ Trong trường hợp nướu bị sưng mộng to và đau nhức quá mức thì bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau như Paracetamol hay aspirin nhưng không được quá liều lượng cho phép và cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ.

+ Nhóm thuốc corticosteroid (prednisolon, dexamethason…) có tính kháng viêm mạnh, điều trị hiệu quả các triệu chứng đau nhức của viêm nướu răng.

Ngoài ra ở giai đoạn này, bạn cũng có thể sử dụng một số các mẹo chữa bệnh sưng mộng răng hiệu quả ngay tại nhà như các chế độ ăn kiêng và chế độ dinh dưỡng tốt.

♦ Khi bệnh phát triển đến giai đoạn 2 và 3:

Ở giai đoạn này, bác sĩ vẫn xác định cao răng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng sưng mộng răng, do đó, việc làm sạch cao răng cả dưới nướu và trên thân răng là bắt buộc trước khi tiến hành điều trị bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật nha chu, loại bỏ ổ răng viêm và vệ sinh lại vùng vừa phẫu thuật.

Sưng mộng răng - Nguyên nhân & Cách chữa trị theo từng giai đoạn 2

Quy trình lấy cao răng điều trị sưng mộng răng 

Khi cao răng được loại bỏ hoàn toàn và ổ viêm  được làm sạch thì phần nướu sẽ dần hồi phục và tình trạng viêm nhiễm cũng như chảy máu chân răng, mủ chân răng sẽ thuyên giảm dần. Tiếp đó, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân, bác sĩ sẽ có thể kết hợp thêm một số thuốc uống tại nhà để đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh.

4/ Một vài lời khuyên của bác sĩ nha khoa

Để tránh tình trạng sưng mộng răng quay trở lại, bạn cần lưu ý những lời khuyên sau đây của bác sĩ nha khoa:

+ Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách với bàn chải lông mềm 2 lần/ngày.

+ Đảm bảo loại bỏ hoàn toàn mảng bám trong khoang miệng sau khi ăn bằng chỉ nha khoa hoặc xúc miệng nước muối.

+ Bổ sung đầy đủ các chất cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C.

+ Quan trọng nhất vẫn là thực hiện thăm khám và lấy cao răng định kì 3 – 6 tháng/lần. Việc này không những ngăn chặn bệnh sưng mộng răng quay trở lại mà còn là cách phòng tránh hiệu quả các bệnh răng miệng nguy hiểm khác.

Sưng mộng răng - Nguyên nhân & Cách chữa trị theo từng giai đoạn 1

Lấy cao răng định kì là biện pháp phòng ngừa sưng mộng răng hiệu quả nhất

Bài viết trên hi vọng đã giúp bạn hiểu hơn về mức độ nguy hiểm cũng như cách điều trị sưng mộng răng hiệu quả. Mọi thắc mắc liên quan, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua form đăng kí bên dưới để được giải đáp tận tình bởi các chuyên gia nha khoa hàng đầu!

XEM THÊM

  • ĐIỀU TRỊ SƯNG MỘNG RĂNG BẰNG  CÔNG NGHỆ LẤY CAO RĂNG CAVITRON BP
  • LẤY CAO RĂNG HẾT BAO NHIÊU TIỀN? BẢNG GIÁ CHUẨN 2018

Ý kiến của bạn

Chào bác sĩ e đang có bầu ak.e có bầu lần thứ 2 e bị sưng mộng răng và lần này cũng bị.nhg chỉ khi có bầu Ở những tháng cuối em mới bị sưng mộng răng giờ e lm gì để khỏi ak
Chào bạn Phượng! Nếu bạn bị sưng mộng răng ở những tháng cuối cũng thai kỳ thì không nên can thiệp nha khoa mà chỉ nên thực hiện một số biện pháp dân gian tại nhà như súc miệng nước muối hay ngậm gừng để hạn chế sưng đau. Sau khi sinh xong, bạn có thể đến trực tiếp nha khoa Paris để được bác sĩ kiểm tra và điều trị triệt để. Chúc bạn mọi sự như ý!
Bác sĩ ơi bây giờ phải làm cách nào để làm cho sưng mộng răng khỏi ngay tại nhà
Chào Nhung
Để chữa sưng mộng răng triệt để, bạn cần đến nha khoa lấy cao răng để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển mạnh, sau đó dựa vào kết quả cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn hướng khắc phục phù hợp.
Để ngăn ngừa bệnh tiến triển, bạn nên có chế độ vệ sinh răng miệng đúng cách, ăn uống đủ chất, đặc biệt là bổ sung vitamin c... Dù vậy, vẫn không thể thay thế biện pháp nha khoa, thế nên bạn cần đến trung tâm nha khoa càng sớm càng tốt nhé!
Cho em hỏi em bị sưng mọng răng ở giai đoạn 3 có nguy hiểm quá ko em đi khám răng chỉ sợ chảy máu vì em bị bệnh máu ko đông
Chào Đức Huy
Sưng mộng răng càng tiến triển đến các giai đoạn sau thì càng nguy hiểm. Vì thế, bạn nên tới nha khoa thăm khám sớm. Với kinh nghiệm dày dặn của đội ngũ bác sĩ, bạn sẽ sớm khỏi bệnh! Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Chào bác sĩ.con e 4 tuổi răng số 8 bị mọc sưng nên cái mụn như mụn mủ khả năng bị viêm sưng mộng răng . Trước có bị sưng má. E cho uống kháng sinh roiif. Giờ ko thấy cháu kêu đau nhưng quanh chân răng có cái bọc nổi nên giờ e nên điều trị thế nào a?
Xin chào bạn
Răng số 8 thường mọc ở tuổi trưởng thành (từ 17 - 25 tuổi). Không biết bạn có nhầm lẫn với răng hàm nào khác không? Tuy nhiên, dù bé có bị sưng mộng răng ở vị trị răng nào thì bạn cũng cần cho cháu tới trung tâm nha khoa để thăm khám.
Dựa vào tình trạng cụ thể, bác sĩ mới có thể đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời và phù hợp. Cảm ơn bạn!
Em bị đau nhức phần lợi ở dưới chân răng vừa đau nhức vừa buốt mỗi khi ăn hay uổng nước mà đi khám bệnh viện bác sỹ không biết bị gì răng của em không bị sâu mà cứ buốt đau ở phần lợi phía dưới chân hiện em khám ở hai bệnh viện mà bác sỹ không biết bệnh cứ cho em mấy viên kháng sinh về uổng không thấy giảm hôm nay càng đau buốt hơn xin bác sỹ cho lời khuyên ạ .Em xin cảm ơn .
Chào bạn Duyên
Theo chia sẻ của bạn thì tình trạng hiện tại của bạn khá nguy hiểm. Trước hết, chúng tôi khuyên bạn nên dừng việc uống thuốc.
Sau đó, tới ngay các trung tâm nha khoa để bác sĩ kiểm tra. Dựa vào tình trạng cụ thể, bác sĩ mới đưa ra được biện pháp can thiệp phù hợp.
Xem thêm
Thu nhỏ
Em chào bác sỹ. Cho em hỏi là phụ nữ đang cho con bú có đi chữa sưng bọng răng giai đoạn 3 được không ạ.
Chào bạn Yến
Sưng bọng răng nó có thể do vi khuẩn hoặc do phản ứng tự vệ sinh học của cơ thể tạo nên. Bệnh sưng mộng răng gây ra những biến chứng khó lường, đặc biệt nguy hiểm đối với người mang thai và cho con bú.
Vì vậy, bạn có thể đi chữa sưng mộng răng ngay nhé. Để được tư vấn cụ thể hơn, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại: 1900.6900. Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Chào bác sĩ e đang có bầu ak.e có bầu lần thứ 2 e bị sưng mộng răng và lần này cũng bị.nhg chỉ khi có bầu Ở những tháng cuối em mới bị sưng mộng răng giờ e lm gì để khỏi ak
Chào bạn Phượng! Nếu bạn bị sưng mộng răng ở những tháng cuối cũng thai kỳ thì không nên can thiệp nha khoa mà chỉ nên thực hiện một số biện pháp dân gian tại nhà như súc miệng nước muối hay ngậm gừng để hạn chế sưng đau. Sau khi sinh xong, bạn có thể đến trực tiếp nha khoa Paris để được bác sĩ kiểm tra và điều trị triệt để. Chúc bạn mọi sự như ý!
Bác sĩ ơi bây giờ phải làm cách nào để làm cho sưng mộng răng khỏi ngay tại nhà
Chào Nhung
Để chữa sưng mộng răng triệt để, bạn cần đến nha khoa lấy cao răng để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển mạnh, sau đó dựa vào kết quả cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn hướng khắc phục phù hợp.
Để ngăn ngừa bệnh tiến triển, bạn nên có chế độ vệ sinh răng miệng đúng cách, ăn uống đủ chất, đặc biệt là bổ sung vitamin c... Dù vậy, vẫn không thể thay thế biện pháp nha khoa, thế nên bạn cần đến trung tâm nha khoa càng sớm càng tốt nhé!
Cho em hỏi em bị sưng mọng răng ở giai đoạn 3 có nguy hiểm quá ko em đi khám răng chỉ sợ chảy máu vì em bị bệnh máu ko đông
Chào Đức Huy
Sưng mộng răng càng tiến triển đến các giai đoạn sau thì càng nguy hiểm. Vì thế, bạn nên tới nha khoa thăm khám sớm. Với kinh nghiệm dày dặn của đội ngũ bác sĩ, bạn sẽ sớm khỏi bệnh! Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Chào bác sĩ.con e 4 tuổi răng số 8 bị mọc sưng nên cái mụn như mụn mủ khả năng bị viêm sưng mộng răng . Trước có bị sưng má. E cho uống kháng sinh roiif. Giờ ko thấy cháu kêu đau nhưng quanh chân răng có cái bọc nổi nên giờ e nên điều trị thế nào a?
Xin chào bạn
Răng số 8 thường mọc ở tuổi trưởng thành (từ 17 - 25 tuổi). Không biết bạn có nhầm lẫn với răng hàm nào khác không? Tuy nhiên, dù bé có bị sưng mộng răng ở vị trị răng nào thì bạn cũng cần cho cháu tới trung tâm nha khoa để thăm khám.
Dựa vào tình trạng cụ thể, bác sĩ mới có thể đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời và phù hợp. Cảm ơn bạn!
Xem thêm
Thu nhỏ

Bạn đang xem: Sưng mộng răng – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất trong tin tức nha khoa