HỆ THỐNG CHUỖI NHA KHOA UY TÍN TOÀN QUỐC - TIÊU CHUẨN PHÁP hà nội hải phòng nghệ an đà nẵng TP HCM

5 Nguyên nhân trẻ bị hôi miệng? Tác hại và cách ngăn ngừa

March 11, 2019

Thống kê cho thấy, 64% trẻ em thường có dấu hiệu của bệnh hôi miệng. Nếu cha mẹ không quan tâm và có biện pháp cải thiện tình kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả cho trẻ. Vậy nguyên nhân trẻ bị hôi miệng là do đâu? Hôi miệng ảnh hưởng thế nào đến trẻ em và đâu là cách chữa trị nhanh nhất?

NỘI DUNG CHÍNH

  • Nguyên nhân khiến trẻ bị hôi miệng
  • Nguy hại khôn lường khi trẻ bị hôi miệng
  • Cách điều trị nhanh nhất khi trẻ bị hôi miệng
  • Lời khuyên của bác sĩ nha khoa

1/ Nguyên nhân khiến trẻ bị hôi miệng

Hôi miệng ở trẻ em khá phổ biến hiện nay, đây là tình trạng xảy ra ở cả trẻ em khỏe mạnh và phát triển bình thường. Vậy trẻ em bị hôi miệng do đâu? Thông qua nghiên cứu thực tế, chúng tôi có thể đưa ra 5 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ bị hôi miệng như sau:

 Vệ sinh răng miệng không tốt khiến trẻ nhỏ bị hôi miệng

Hầu hết trẻ em đều “dị ứng” với việc chải răng hàng ngày và không thể tự giác thực hiện chúng. Khi một đứa trẻ không tuân thủ theo thói quen đánh răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách, mảng bám có thể tích tụ, vi khuẩn sinh sôi gây ra mùi hôi khó chịu trong miệng. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh hôi miệng ở trẻ em.

Nguyên nhân trẻ bị hôi miệng do vệ sinh răng miệng

5 nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị hôi miệng

 Trẻ bị hôi miệng do chế độ ăn uống không hợp lí

Trẻ em bị hôi miệng còn nằm ở chế độ ăn uống không hợp lí. Việc ăn quá nhiều đồ ngọt hay tinh bột, nhất là vào buổi tối nhưng không vệ sinh lại răng miệng cẩn thận sẽ khiến mảng bám từ thức ăn đọng lại, tạo cơ hội cho vi khuẩn gây hôi miệng phát triển. Trẻ có thể cảm nhận rõ mùi hôi miệng ngay khi ngủ dậy hay khi giao tiếp.

Ngoài ra, thói quen ngậm kẹo trong miệng hay uống nhiều nước ngọt có gas trong thời gian dài cũng dẫn tới chứng hôi miệng ở trẻ em.

 Các bệnh lý về đường hô hấp

Bệnh hôi miệng ở trẻ em cũng có thể xuất phát từ bệnh lý cơ thể. Các chuyên gia cho biết, trẻ em có hệ miễn dịch khá yếu. Vì vậy, các bé rất dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp như: viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang cấp hay ung thư phổi … Đây là những nguyên nhân khiến cho hơi thở của trẻ có mùi.

Trẻ bị hôi miệng do bệnh lý hô hấp

Bệnh lý hô hấp cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị hôi miệng

 Trẻ bị hôi miệng vì thói quen xấu 

Những thói quen xấu, phổ biến của trẻ như mút ngón tay, cắn móng tay, ngậm đồ vật lạ trong miệng hay ngậm ti giả tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào trong khoang miệng gây nên tình trạng hôi miệng ở trẻ em. Bố mẹ cần sửa ngay cho con mình những thói quen này trước khi quá muộn.

 Nguyên nhân bé bị hôi miệng từ bệnh lý răng miệng

Chế độ ăn uống không hợp lí kèm theo việc vệ sinh răng miệng kém khiến cao răng được hình thành ở trẻ, cao răng tích tụ nhiều là nguyên nhân chính gây ra bệnh hôi miệng ở trẻ em. Những bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, chảy máu chân răng,… khiến hơi thở của bé lúc nào cũng có mùi hôi khó chịu.

2/ Trẻ bị hôi miệng có sao không?

Trẻ bị hôi miệng gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cả tính cách của bé, cụ thể như:

➦ Mùi hôi miệng khiến trẻ mất hứng thú với đồ ăn, chán ăn, bỏ ăn làm trẻ hay quấy khóc gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và sự phát triển tự nhiên của trẻ.

➦ Tình trạng xuất hiện mùi hôi khi nói chuyện sẽ khiến bé mất tự tin giao tiếp, rụt rè, ít nói và lâu dần có thể dẫn đến trầm cảm, tự ti, không dám nói chuyện với người khác.

➦ Nếu mùi hôi miệng xuất phát từ bệnh lý răng miệng hay bệnh lý cơ thể mà không điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh lý trầm trọng hơn cũng như có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

Trẻ bị hôi miệng có ảnh hưởng gì không?

Những điều đáng lo ngại khi trẻ bị hôi miệng

3/ Cách điều trị nhanh nhất khi trẻ bị hôi miệng

3.1. Cách điều trị cho trẻ bị hôi miệng ngay tại nhà

Bạn có thể kết hợp một số mẹo chữa hôi miệng bằng các nguyên liệu tự nhiên sử dụng ngay tại nhà như mật ong, chanh tươi hay tinh dầu tràm giúp khắc phục tình trạng hôi miệng ở trẻ em hiệu quả cụ thể như sau:

– Chanh tươi:

Với 1 cốc nước lọc bạn có thể vắt 1 ít nước cốt chanh thêm vài hạt muối để bé súc miệng khoảng 5 phút hàng ngày sau mỗi bữa ăn chính. Tính axit trong chanh sẽ làm sạch khoang miệng nhanh chóng, loại bỏ mùi hôi dễ dàng

– Tinh dầu tràm:

Nhỏ 1 hoặc 2 giọt tinh dầu tràm vào bàn chải đánh răng, để chải răng cho bé hàng ngày. Tinh dầu tràm vừa có tính sát khuẩn, vừa mang lại hơi thở thơm mát cho bé.

– Mật ong: 

Hòa tan 2 thìa mật ong + 1 thìa bột quếtrong nước ấm. Cho bé súc miệng 2 lần/ ngày để làm sạch và đẩy lùi mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. Đây là 1 trong những cách chữa hôi miệng cho bé rất hiệu quả bởi có vị ngọt thanh mát dễ chịu.

Trẻ bị hôi miệng có sao không? Mẹo chữa hôi miệng tại nhà

Một số nguyên liệu thiên nhiên khắc phục tình trạng trẻ bị hôi miệng phổ biến hiện nay

Xem thêm: Tuyệt chiêu – Chữa hôi miệng bằng muối HIỆU QUẢ BẤT NGỜ

3.2. Ngăn ngừa hôi miệng ở trẻ em

➤ Chăm sóc răng miệng cho bé

Việc vệ sinh răng miệng cho trẻ có ý nghĩa rất quan trọng đối với trường hợp bé bị hôi miệng. Các bậc phụ huynh cần căn cứ vào độ tuổi để có phương pháp chăm sóc răng miệng cho trẻ phù hợp. Cụ thể:

  • Ở những trẻ còn nhỏ, chưa thể tự thực hiện được vệ sinh răng miệng, bố mẹ có thể dùng gạc mềm thấm nước muối sinh lý nhằm giúp bé làm sạch cặn bẩn, cặn sữa còn bám lại trên răng.
  • Với những bé 3 tuổi trở lên, cha mẹ nên tập cho bé có thói quen chải răng tối thiểu 2 lần/ngày. Có thể sử dụng bàn chải có hình ngộ nghĩnh để kích thích tính tự giác của bé.
  • Hãy đảm bảo lưỡi của bé được chải sạch, bởi rất nhiều vi khuẩn nằm trên lưỡi. Dù chải răng kĩ như thế nào mà không làm sạch lưỡi thì cũng không thể loại bỏ được mùi hôi miệng ở trẻ

Trẻ bị hôi miệng có sao không? Chăm sóc răng miệng cho trẻ

Thực hiện chăm sóc răng miệng và vệ sinh cho bé đúng cách

➤ Lưu ý chế độ ăn uống để ngăn ngừa trẻ bị hôi miệng

Hạn chế một số gia vị gây mùi như hành, tỏi, cari… bởi chúng là một trong những nguyên nhân khiến bé bị hôi miệng

Duy trì cho bé chế độ ăn uống lành mạnh, ít đường và chất béo, bởi chất đường là nguyên nhân chính gây ra sâu răng, viêm lợi cho bé và tạo nên mùi hôi khó chịu. Tăng cường các loại rau xanh, hoa quả giòn cho bé bởi các loại này được coi như bàn chải tự nhiên giúp chà xát và làm sạch các mảng bám khó ưa trên răng.

Trẻ bị hôi miệng có sao không? Chế độ ăn uống của trẻ

Tạo thói quen ăn uống lành mạnh, tránh xa đồ ăn có hại

➤ Tạo không gian sống sạch sẽ

Nếu bé có thói quen ngậm vú giả hay đồ chơi, vi khuẩn từ những vật này có thể chuyền vào miệng. Do đó, cần phải rửa và khử trùng với những vật bé hay mút bởi vi khuẩn từ những vật dụng xung quanh có thể khiến hơi thở bé có mùi.

Trẻ bị hôi miệng và cách khắc phục HIỆU QUẢ

Tạo không gian vui chơi, sinh hoạt lành mạnh cho trẻ

 Để được tư vấn cụ thể hơn về cách điều trị hôi miệng ở trẻ, bạn hãy mạnh dạn kết nối với chuyên gia ngay dưới đây!

Click đăng ký ngay để có giải pháp khắc phục vấn đề hôi miệng ở trẻ kịp thời!

4/ Lời khuyên của bác sĩ nha khoa về tình trạng trẻ bị hôi miệng

Các chuyên gia răng miệng tại Nha khoa Paris cho biết, những biện pháp nêu trên chỉ có thể áp dụng trong trường hợp trẻ bị hôi miệng do tác nhân bên ngoài. Còn đối với các trường hợp hôi miệng do bệnh lý cơ thể hay sức khỏe răng miệng, bạn nên sớm đưa trẻ đến bác sĩ nha khoa để có biện pháp điều trị cụ thể nhất.

Bệnh lý càng được điều trị sớm càng nhanh khỏi và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé. Mùi hôi miệng cũng sẽ chấm dứt khi bé được điều trị triệt để.

Trẻ bị hôi miệng do bệnh lý cần phải thăm khám và điều trị

Trẻ bị hôi miệng do bệnh lý nên đến cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám

Ngoài ra, lấy cao răng cũng là biện pháp loại trừ hôi miệng hiệu quả.  Lưu ý rằng, việc lấy cao răng cho trẻ cần được thực hiện một cách nhẹ nhàng vì men răng bé khá yếu và mỏng. Bất cứ tác động nào vượt quá sức chịu đựng cũng khiến chúng bị tổn thương.

Hiện nay, công nghệ lấy cao răng Cavitron BP 8.0 được coi là giải pháp tối ưu nhất, giúp loại bỏ hoàn toàn mảng bám trên thân răng và dưới nướu mà không làm tổn thương đến cấu trúc răng và phần mô mềm quanh răng bé. Hiệu quả được kiểm chứng bởi Hiệp hội Nha khoa Pháp và hàng nghìn ca lấy cao răng cho trẻ em tại Nha khoa Paris.

Bài viết tham khảo: Có nên lấy cao răng cho trẻ?

Việc chăm sóc răng miệng cho bé ngay từ những ngày còn nhỏ rất quan trọng để sau này bé có một hàm răng vĩnh viễn đẹp và khỏe mạnh. Vì thế, cha mẹ không nên chủ quan, coi nhẹ việc chăm sóc răng cho trẻ, nên lập cho bé một thời gian biểu đi gặp nha sĩ từ khi bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên.

Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng trẻ bị hôi miệng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi bằng cách điền vào form đăng kí bên dưới hoặc gọi tới HOTLINE 1900 6900 để được các bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể nhất. Xin cảm ơn!

XEM THÊM

  • Mách bạn cách trị hôi miệng tận gốc 99% từ chính căn bếp của bạn
  •  Hôi miệng lâu năm liệu có thể chữa TRIỆT ĐỂ được hay không?

Ý kiến của bạn

Người lớn lấy cao răng khi nào thì hợp lý?
Xin chào bạn
Người lớn nên lấy cao răng định kỳ 3 - 6 tháng/lần bạn nhé! Nếu bạn chưa đi lấy cao răng thì nên đi ngay để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và gây ra một số bệnh lý răng miệng nguy hiểm như: Viêm nướu, sâu răng.
.. Cảm ơn bạn đã quan tâm!
chào bs .con e năm nay 9 tuổi .bé bi hôi miêng mùi hôi rất khó chui bs ah .mình pải chửa bằng cách nào vâ bs?.
Chào bạn
Hiện nay, có rất nhiều cách chữa hôi miệng cho trẻ như: dùng chanh tươi, mật ong... Tuy nhiên, những cách này rất lâu mới mang lại hiệu quả.
Vì vậy, nếu bạn muốn con bạn chữa triệt để tình trạng hôi miệng thì tốt nhất nên đưa bé tới trung tâm nha khoa để bác sĩ thăm khám và đưa ra cách khắc phục tốt nhất. Ngoài ra, lấy cao răng cũng là một trong những biện pháp loại trừ hôi miệng hiệu quả. Bạn có thể tới phòng nha để bác sĩ lấy cao răng cho bé nhé!
Chào bác sĩ .con em gần 3 tuổi mấy tháng gầm đây miệng cháu có mùi hôi và mũi cháu cũng vậy.xin bác sĩ tư vấn dùm em để điều trị cho cháu ạ.e xin cảm ơn ạ.
Chào bạn, Nguyên nhân gây mùi hôi miệng cho trẻ thường xuất phát từ vấn đề vệ sinh răng miệng không tốt, do các bệnh lý cơ thể như các bệnh về đường hô hấp, viêm amidan hoặc các bệnh về dạ dày. Nếu tình trạng trên kéo dài chúng tôi khuyên bạn nên đưa bé tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị nhé. Xin cảm ơn!
Dạ bác sĩ,bé nhà em được 3 tuổi rồi,vệ sinh răng miệng rất tốt nhưng sao vẫn hôi miệng, bé nhà em trước kia đã nạo VA, giờ thì bị amidan lâu lâu tái phát,em thấy trong khoang miệng có vài đóm vàng nhạt nhạt giống như dấu vết sẹo khi nạo VA,dậy có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không bs.
Chào bạn, Viêm Amidan lâu ngày có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ như dễ mắc các bệnh như viêm phế quản phổi, viêm cơ tim, viêm cầu thận, viêm khớp, ápxe quanh amiđan, viêm hạch cổ… Nếu trẻ sau khi nạo VA và dễ tái phát nhiều lần (trên 5 lần/năm)thì bạn nên đưa bé tới cơ sở y tể để các bác sĩ tai mũi họng thăm khám và điều trị triệt để. Xin cảm ơn!
Con e 18 tháng. Bị sưng lợi, hôi miệng. Nên làm ntn ạ
Chào bạn, Bạn có thể áp dụng các biện pháp chữa hôi miệng và sưng lợi bằng các biện pháp tại nhà như vệ sinh bằng nước muối, nước cốt chanh.. Nếu tình trạng không thuyên giảm bạn nên đưa bé tới nha khoa để điều trị sớm nhất. Xin cảm ơn!
Xem thêm
Thu nhỏ
Chào các cô chú bác sĩ, con bị hôi miệng khi mệt và hôi khi thức dậy , vậy thì phải làm sao ạ ?
Chào bạn, Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh hôi miệng sáng sớm. Theo đó, rất có thể do những thủ phạm khó chịu sau: vệ sinh răng miệng kém, do thức ăn còn sót lại, do chứng khô miệng, mắc phải một số bệnh lý cơ thể (viêm họng, đau dạ dày, suy thận, viêm gan...) Trong trường hợp của bạn, khi thức dậy bị hôi miệng và cảm thấy mệt mỏi rất có thể liên quan đến một số vấn đề sức khỏe nữa. Vì vậy chúng tôi khuyên bạn nên đến nha khoa hoặc cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng điều trị sớm nhé. Xin cảm ơn!
Chao bs be nha e dc 3 tuổi be cu keu dau rang khi kem tra thi thay rang trong cung mọc , e di kham o nhi thi bs noi bi nhiễm virus gi do, ma dau lưới be voi duoi chạmn rang nhìn giong nhu be bi nhiệt , gio thi co mui hoi rang nang,xin bs tv giúp e ,be k an uống dc gi
Chào bạn, với những biểu hiện trên của bé có thể bé đã mắc phải bệnh lý viêm loét miệng, bệnh này thường xuất hiện sau khi trẻ bị số do bệnh toàn thân như: sởi, thuỷ đậu, sau sốt mọc răng sữa, trẻ vệ sinh răng miệng kém. Dấu hiệu của bệnh thường là có : Các nốt loét to nhỏ, có giả mạc trắng hay vàng, động vào dễ chảy máu. Trẻ bỏ ăn do đau miệng. Cách xử lý: - Vệ sinh răng miệng hằng ngày sau khi ăn. - Cho kháng sinh toàn thân kết hợp. - Cho thuốc giảm đau. - Bôi thuốc chữa viêm loét. Tuy nhiên, để chính xác nhất chúng tôi khuyên bạn nên đưa bé đến cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám, xác định tình trạng nguyên nhân và có hướng điều trị tốt nhất. Liên hệ hotline 1900 6900 để đặt lịch hẹn nhanh nhất. Xin cảm ơn!
Con năm đc hơn 2 t . Tự nhiên 2 hôm trở lại đây bé có hiện Tg hôi miệng. E kiểm tra thấy bé đang mọc răng hàm vs bị nhiệt lưỡi. Mong được bs tư vấn ạ
Chào bạn Vương Hồng Hạnh! Trong trường hợp của bé, bạn nên chú ý kĩ hơn vấn đề vệ sinh răng miệng hàng ngày, làm sạch răng cho bé bằng cách dùng tay quấn gạc sạch và lau toàn bộ khoang miệng. Đồng thời, cho bé ăn những đồ ăn giải nhiệt để giảm bớt nhiệt lưỡi. Nếu tình trạng hôi miệng ngày càng nặng, bạn cần cho bé đến nha khoa thăm khám cụ thể bạn nhé!
Con e dc gần 3 tuổi ạ hơi thở cua chau rất hôi bs tư vân giúp e vơi ạ
Chào bạn Tạ Hồng Huy! Hơi thở của bé có mùi hôi xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn nên sớm đưa bé đến Nha khoa để thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp.
Cháu nhà em đc 5t mà hơi thở ra rất hôi thì phải làm sao vậy bác sĩ
Chào bạn Lê Thị Phương! Bạn nên chú ý vấn đề vệ sinh răng miệng cho bé và thực hiện thăm khám răng miệng định kì tại Nha khoa. Bạn vui lòng liên hệ nha khoa Paris theo hotline 19006900 để được tư vấn chi tiết hơn.
Xem thêm
Thu nhỏ

TAGS:

Bạn đang xem: 5 Nguyên nhân trẻ bị hôi miệng? Tác hại và cách ngăn ngừa trong Bệnh hôi miệng