Bệnh viêm nha chu “nguy hiểm” như thế nào? Cách điều trị dứt điểm ra sao?
July 4, 2018Mục lục
- 1 Viêm nha chu rất dễ mắc phải và khi không có hướng điều trị kịp thời dễ gây ra những tác hại nguy hiểm đối với sức khỏe răng miệng. Vậy bệnh viêm nha chu là gì? Tác hại như thế nào và cách điều trị viêm nha chu ra sao? Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn tất tần tật các thông tin chuyên sâu nhất.
Viêm nha chu rất dễ mắc phải và khi không có hướng điều trị kịp thời dễ gây ra những tác hại nguy hiểm đối với sức khỏe răng miệng. Vậy bệnh viêm nha chu là gì? Tác hại như thế nào và cách điều trị viêm nha chu ra sao? Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn tất tần tật các thông tin chuyên sâu nhất.
Viêm nha chu có thể hiểu là sự tổn thương của những mô mềm xung quanh răng, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới tình trạng răng miệng cũng như tình trạng sức khỏe.
Một chiếc răng được coi là khỏe mạnh sẽ phải đảm bảo được 3 yếu tố chính là xương ổ răng, dây chằng và nướu răng khỏe. Phần nướu răng phải ôm sát vào chân răng để bảo vệ răng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn có hại.
1. Nha chu là gì và bệnh viêm nha chu là gì?
Nha chu có thể hiểu là toàn bộ tổ chức tế bào xung quanh răng bao gồm nướu lợi, dây chằng quanh răng và ổ xương chân răng, có nhiệm vụ chống đỡ và giúp cho răng được chắc khỏe.
Viêm nha chu là bệnh lý liên quan đến các mô quanh răng. Có thể hiểu đơn giản đó là tình trạng nướu bị vi khuẩn tấn công, nướu bị tách dần ra khỏi chân răng từ đó tạo điề u kiện cho vi khuẩn lan sâu xuống các cấu trúc bên dưới của mô nha chu.
Bệnh viêm nha chu thường phát triển theo 2 giai đoạn chính, giai đoạn 1 là viêm lợi thông thường và giai đoạn 2: viêm nha chu. Tùy vào từng giai đoạn mà có hướng điều trị khác nhau, thông thường khi bị bệnh viêm nha chu sẽ có các biểu hiện như sau
- Lợi chuyển màu sắc từ hồng sang đỏ sậm
- Vôi đóng nhiều ở quanh chân răng
- Hơi thở có mùi hôi
- Dễ chảy máu chân răng
- Lợi sưng, đau
Cùng nhìn vào hình ảnh bệnh viêm nha chu khi phát triển tới giai đoạn thứ 2 dưới đây để dễ hình dung hơn:
Lợi sưng đỏ thẫm khi bị viêm nha chu
Lợi sưng to, tụt lợi chân răng
Chân răng có mủ, tụt lợi và răng dễ lung lay
2/ Bệnh viêm nha chu gây nguy hiểm như thế nào tới sức khỏe?
♦ Những tác hại khôn lường tới sức khỏe
Không phải ngẫu nhiên mà các nhà nghiên cứu đưa bệnh viêm nha chu vào một trong những các bệnh răng miệng nguy hiểm, dưới đây là 4 tác hại mà căn bệnh này gây ra khiến bạn nhất định phải có hướng xử lý kịp thời:
- Lợi – nướu sưng to, đau buốt kéo dài
Các cơn đau nhức do sưng nướu răng luôn là những cơn ác mộng kinh hoàng mà bất cứ ai gặp phải cũng sẽ gặp phải một lần trong đời. Đôi khi là cơn đau âm ỉ hoặc nhức buốt đến tận óc. Không chỉ như vậy, nướu răng sưng to ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và ăn uống hàng ngày.
- Hơi thở hôi thối
Viêm nha chu hình thành cho răng bị nhiễm khuẩn gây nên tình trạng hôi miệng. Ở giai đoạn nặng, hơi thở sẽ có mùi hôi, tanh kèm theo khiến bạn mất tự tin nghiêm trọng trong quá trình giao tiếp hằng ngày.
Bệnh nha chu gây tác hại nghiêm trọng tới cấu trúc xương hàm
- Có nguy cơ mất răng – tiêu xương răng
Bệnh viêm nha chu khi không có hướng điều trị sớm, lâu dần nướu tách dần ra khỏi răng, lợi có mủ và dần dà phá hủy toàn bộ các mô nâng đỡ răng gây lung lay và rụng răng.
- Ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe
Với nhiều trường hợp, nha chu còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như đau vùng thái dương, gim mạch, nhiễm khuẩn huyết, tiểu đường, các bệnh liên quan đến đường hô hấp và rất nguy hiểm đối với phụ nữ có thai bởi có thể gây sinh non, con sinh thiếu tháng, nhẹ cân..
♦ Viêm nha chu có lây không?
Các chuyên gia tại nha khoa Paris khẳng định rằng ” bệnh viêm nha chu có thể lây qua đường nước bọt ” – điều này có nghĩa là khi tiếp xúc với nước bọt của một người bị bệnh thì rất có thể bạn sẽ bị lây bệnh từ người đó. Tức là, bệnh nha chu có thể lây từ mẹ sang con cái, vợ sang chồng hoặc anh chị em với nhau.
Bệnh viêm nha chu có lây không?
Vì vậy, Hiệp hội nha chu Hoa Kỳ khuyến cáo rằng, khi trong gia đình bạn có người bị viêm nha chu thì các thành viên còn lại cũng nên đi khám răng để ngăn ngừa căn bệnh này.
3. Cách điều trị viêm nha chu hiệu quả
Cách chữa viêm nha chu bằng biện pháp dân gian
Với nhiều người, việc động chạm lên răng miệng khiến họ rất lo lắng và không dám đến nha khoa để chữa trị. Bởi vậy, nha khoa Paris mách bạn một số bài thuốc điều trị viêm nha chu bằng các biện pháp dân gian được nhiều người lưu truyền như:
➦ Cách chữa viêm nha chu tại nhà với gừng tươi
Chữa viêm nha chu bằng nước gừng tươi
Một trong những nguyên liệu để chữa sâu răng và nha chu không thể không kể đến gừng tươi – Đây là nguyên liệu rất dễ kiếm và phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Bên cạnh đó gừng công dụng rất tuyệt vời trong việc điều trị các bệnh lý cơ thể. Cách thực hiện chữa viêm nha chu như sau:
+ Gừng tươi rửa sạch sau đó thái lát mỏng
+ Sắc cùng nước sôi và lấy nước uống sau mỗi lần ăn uống
+ Bạn cũng có thể dùng nước gừng này ngậm trong khoang miệng từ 3 -5 phút mỗi lần đau nhức răng.
Kiên trì thực hiện phương pháp điều trị nha chu này sẽ cho kết quả rõ rệt. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý rằng không nên lạm dụng nước gừng này vì dễ làm nóng cơ thể.
➦ Chữa bệnh viêm nha chu bằng muối + Chanh
Chanh có hàm lượng vitamin C rất lớn nên có thể chống viêm hiệu quả từ trong ra ngoài. Bên cạnh đó, kết hợp cùng muối – là một nguyên liệu diệt khuẩn rất tốt nên đây có thể coi là bài thuốc điều trịu viêm nha chu hiệu quả nhanh chóng mà lại tiết kiệm chi phí tối đa.
Điều trị viêm nha từ muối và chanh hiệu quả
Thực hiện như sau:
+ Pha hỗn hợp chanh và muối ở dạng sền sệt.
+ Dùng bông sạch thấm hỗn hợp và đắp vào vùng nướu bị sưng
+ Để yên miếng bông từ 5 – 7 phút để muối và chanh phát huy được hiệu quả của mình.
Thực hiện ngày từ 1-2 lần mỗi lần đau nhức răng. Mỗi tuần nên sử dụng từ 2 -3 lần đến khi các triệu chứng sưng viêm không còn nữa.
➦ Điều trị viêm nha chu bằng Baking soda – Muối nở
Hòa bakingsoda cùng nước tạo thành hỗn hợp sền sệt
Muối nở có tác dụng trung hòa các axit trong khoang miệng để ngăn chặn vi khuẩn tấn công răng, bên cạnh đó bài thuốc này còn có khả năng chống sâu răng, ngăn ngừa bệnh viêm nướu đồng thời làm sạch cao răng và chữa bệnh viêm nha chu.
Cách sử dụng rất đơn giản:
+ Cách 1: Mỗi lần đánh răng hãy rắc 1 ít bakingsoda lên kem và tiến hành đánh răng như bình thường.
+ Cách 2: Baking soda hòa tan với nước thành dạng hỗn hợp sền sệt, có kết cấu tương tự như kem đánh răng. Bạn sử dụng hỗn hợp đó và thoa đều lên vùng nướu bị sưng, sau đó massage nhẹ nhàng từ 3 -5 phút. Súc miệng lại bằng nước sạch.
Kiên trì thực hiện cách chữa viêm nha chu này mỗi ngày, chỉ sau 1 tuần bạn sẽ cảm thấy bệnh viêm nha chu đã bị đẩy lùi.
➦ Cách chữa viêm nha chu bằng quả việt quất
Thêm một loại quả có tác dụng kháng khuẩn tự nhiên nữa đó chính là quả việt quất. Theo nghiên cứu được công bố trên tờ Journal of Agricultural and Food Chemistry, chiết xuất polyphenol trong loại quả này có thể ngăn chặn các vi khuẩn hình thành mảng bám cao răng – nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm nha chu. Thường xuyên ăn loại quả này sẽ giúp đẩy lùi bệnh nha chu hiệu quả.
Chữa viêm nha chua từ mật ong và việt quất
➦ Điều trị viêm nha chu từ mật ong
Mật ong là bài thuốc chữa viêm nha chu từ tự nhiên rất tốt, ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng, hơi thở hôi và giảm tình trạng răng bị lung lay. Cách thực hiện như sau:
+ Cách 1: Mật ong pha với nước, sau đó sử dụng nước này để súc miệng mỗi ngày. Ngày từ 3 -4 lần
+ Cách 2: Mỗi lần đánh răng, hãy nhỏ 1 vài giọt mật ong và thực hiện chải răng như bình thường.
+ Cách 3: Sử dụng bông sạch, thấm đều mật ong và chà sát vào vùng nướu bị viêm sau khi đánh răng xong
>> Xem thêm: Top 3 cách chữa viêm nha chu bằng lá cây lược vàng
Cách điều trị bệnh viêm nha chu tại nha khoa
Các bài thuốc kể trên đều chỉ có tác dụng đối với trường hợp viêm nha chu ở mức độ nhẹ, tức là bệnh đang ở giai đoạn viêm lợi, chưa có dấu hiệu tổn thương đến mô răng và đòi hỏi cần kiên trì thực hiện. Nếu muốn điều trị dứt điểm căn bệnh này thì cần có sự tác động trực tiếp từ những biện pháp nha khoa. Cụ thể:
➦ Giai đoạn đầu tiên – Viêm lợi
Sau bước thăm khám ban đầu, nếu bệnh nha chu chỉ ở mức độ nhẹ bác sĩ điều trị bằng thuốc chữa viêm nha chu tại chỗ như: gel giảm đau, gel chống viêm hoặc viên ngậm chống nhiễm khuẩn… Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ kê đơn các loại thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc corticoid và các loại thực phẩm chức năng như vitamin C, E để gia tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Giai đoạn 1 viêm nha chu bác sĩ thường kê các loại thuốc kháng viêm và giảm đau
➦ Giai đoạn 2 – Viêm nha chu
Việc dùng thuốc lúc này chỉ có tác dụng giảm đau mà không giúp điều trị nha chu triệt để, khi đó bác sĩ sẽ buộc phải lên phác đồ điều trị phù hợp nhất cho từng trường hợp. Các phương pháp phải kể đến đó là: Lấy cao răng, làm sạch khoang miệng..
Sau đó, tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh mà hướng điều trị bệnh nha chu lúc này sẽ là: chỉnh sửa, thay thế những cấu trúc nha chu bị phá hủy, cố định lại răng lung lay, phẫu thuật cấy ghép mô, nướu răng.
Lấy cao răng là biện pháp điều trị nha chu tối ưu
Sau cùng là kiểm tra lại tình hình răng miệng và hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc, vệ sinh sau khi chữa bệnh nha chu.
4. Lời khuyên của nha sĩ sau khi chữa viêm nha chu
Sau khi chữa viêm nha chu, để ngăn ngừa căn bệnh này tái phát trở lại bạn cần có chế độ chăm sóc răng miệng một cách cẩn trọng, cụ thể
+ Thực hiện chải răng 2 lần/ ngày bằng bàn chải lông mềm.
+ Chải răng đúng cách bằng cách chải dọc thân răng, không nên chải ngang bề mặt răng vì kỹ thuật này không những không làm sạch được các mảng bám ở viền nướu, khe răng mà còn gây gại tới lợi và răng.
+ Hạn chế dùng tăm xỉa răng, tập thói quen sử dụng chỉ nha khoa
+ Không hút thuốc lá
+ Ăn các thực phẩm nhiều chất xơ và canxi
+ Bổ xung collagen để đề kháng các bệnh răng miệng như viêm nha chu
+ Thực hiện khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để kiểm tra tình hình sức khỏe răng miệng và có hướng điều trị kịp thời.
Trên đây là những chia sẻ về bệnh viêm nha chu và cách điều trị của các chuyên gia nha khoa Paris, nếu như bạn còn điều gì thắc mắc hãy liên hệ tới hotline 1900 6900 để được tư vấn sớm nhất.
XEM THÊM
- Cách điều trị viêm nha chu dứt điểm nhanh nhất
- Viêm nha chu nên ăn gì và kiêng gì?
Ý kiến của bạn
Bệnh viêm nha chu để lâu ngày sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, bạn điều trị bệnh càng sớm sẽ càng tốt. Hiện nay, để điều trị bệnh, bạn có thể áp dụng biện pháp dân gian với gừng, chanh + muối... Tuy nhiên, cách này không thể điều trị dứt điểm. Vì thế, cách tốt nhất, bạn nên tới trung tâm nha khoa để bác sĩ kiểm tra, thăm khám. Từ đó, nha sĩ sẽ giúp bạn đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.
Bạn theo dõi 1 - 2 ngày xem còn biểu hiện: Miệng có mùi hôi, vôi đóng nhiều ở quanh chân răng... không bạn nhé! Nếu có những biểu hiện này thì có thể bạn đã bị viêm nha chu. Tình trạng này để lâu sẽ rất nguy hiểm, thậm chí dẫn tới mất răng. Bởi thế, để chữa trị dứt điểm tình trạng này, không còn cách nào khác bằng việc tới trung tâm nha khoa thăm khám. Dựa vào kết quả thực tế, bác sĩ mới có thể đưa ra cách khắc phục kịp thời và phù hợp.
Bệnh viêm nha chu để lâu ngày sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, bạn điều trị bệnh càng sớm sẽ càng tốt. Hiện nay, để điều trị bệnh, bạn có thể áp dụng biện pháp dân gian với gừng, chanh + muối... Tuy nhiên, cách này không thể điều trị dứt điểm. Vì thế, cách tốt nhất, bạn nên tới trung tâm nha khoa để bác sĩ kiểm tra, thăm khám. Từ đó, nha sĩ sẽ giúp bạn đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.
Bạn theo dõi 1 - 2 ngày xem còn biểu hiện: Miệng có mùi hôi, vôi đóng nhiều ở quanh chân răng... không bạn nhé! Nếu có những biểu hiện này thì có thể bạn đã bị viêm nha chu. Tình trạng này để lâu sẽ rất nguy hiểm, thậm chí dẫn tới mất răng. Bởi thế, để chữa trị dứt điểm tình trạng này, không còn cách nào khác bằng việc tới trung tâm nha khoa thăm khám. Dựa vào kết quả thực tế, bác sĩ mới có thể đưa ra cách khắc phục kịp thời và phù hợp.
TAGS: viêm lợiviêm nha chu
Bạn đang xem: Bệnh viêm nha chu “nguy hiểm” như thế nào? Cách điều trị dứt điểm ra sao? trong Bệnh nha chu
- Nhận biết dấu hiệu viêm nha chu qua từng giai đoạn & Cách chữa trị
- Viêm lợi chảy máu: Mức độ nguy hiểm & cách điều trị hiệu quả
- Viêm lợi có gây hôi miệng không? Làm sao để điều trị NHANH NHẤT?
- Tác hại của viêm nha chu ở trẻ em nguy hiểm ra sao và cách phòng như thế nào?
- Viêm nha chu – Nguyên nhân, nguy hại và cách điều trị theo từng giai đoạn
- Bệnh viêm nha chu “nguy hiểm” như thế nào? Cách điều trị dứt điểm ra sao?